TRANG CHỦ / Kiến thức Nhãn khoa / Biểu hiện của mắt cận là gì? Có thể chữa được không?

Biểu hiện của mắt cận là gì? Có thể chữa được không?

Biểu hiện của mắt cận rất dễ nhận biết. Dù cho bạn là người không tinh ý đi chăng nữa thì chắc chắn cũng sẽ nhận ra những điểm khác thường của đôi mắt – Bộ phận được xem là quan trọng nhưng dễ tổn thương nhất trên cơ thể.

Vậy dấu hiệu cận thị là gì? Mắt cận có chữa được không? Bài viết dưới đây có đáp án cho câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm. Cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là cận thị? Biểu hiện của mắt cận là gì?

Cận thị là gì? Đó là một tật khúc xạ ở mắt. Khi bị cận, chúng ta chỉ nhìn thấy những vật ở gần, khó nhìn rõ vật ở xa. Độ cận càng cao tầm nhìn càng hạn chế.

Biểu hiện của mắt cận là gì? Có thể chữa được không?

Thực tế, ngay cả khi xuất hiện dấu hiệu của cận thị nhẹ là bạn đã nhận ra rồi. Có điều, vì “nhẹ” nên nhiều người không chú trọng. Nhiều khi còn mang tâm lý tự khỏi khiến mắt bị cận thị nặng hơn. Một số biểu hiện sẽ gặp khi bị cận thị như:

  • Thường xuyên cảm thấy mắt bị mờ nhòe khi nhìn xa. Muốn nhìn rõ thì bắt buộc phải nheo mắt lại.
  • Hay bị nhức đầu mỏi mắt, nhất là khi đọc sách báo, xem tài liệu… Đôi mặt cũng trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn.
  • Khó nhìn vào ban đêm hoặc ở những nơi thiếu sáng.

>> Xem thêm: Mổ mắt cận có đau không? Biểu hiện sau khi mổ?

Vì sao không nên tự ý chữa cận thị?

Đầu tiên, cần phải nhắc nhở bạn một lưu ý nhỏ. Không phải lúc nào mắt bị mờ hay nhức mỏi cũng là do bị cận. Bởi lẽ, nếu không làm việc nghỉ ngơi khoa học, mắt làm việc quá sức… Cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu này. Lúc đó, nó chỉ giống như dấu hiệu của cận thị giả và mắt sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Để biết chính xác tình trạng mắt, các bạn nên đi đo khám mắt tại các địa chỉ có dịch vụ nhãn khoa uy tín. Tuyệt đối không được tự ý áp dụng những cách chữa cận thị không phẫu thuật. Như thế rất nguy hiểm và dễ khiến mắt rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Nếu chẳng may mắt cận nặng biến chứng thành nhược thị thì dù có dùng kính cũng không khắc phục được.

Do đó, chăm sóc mắt và khám mắt định kỳ rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn biết được biểu hiện của mắt cận thật hay giả, nặng hơn nhẹ… Mà các chuyên gia khúc xạ sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được giải pháp chữa cận tốt nhất.

Cận thị có chữa được không?

Một nghịch lý rằng, nhiều người có thị lực tốt lại muốn bị cận thị vì thích đeo kính. Trong khi đó, những người bị cận thị chỉ mong tìm được cách khắc phục cận thị hiệu quả. Bởi lẽ bị cận rồi mới biết, sẽ bất tiện hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vậy có cách nào giúp mắt cận nhìn rõ hay không?

Biểu hiện của mắt cận là gì? Có thể chữa được không?

Thứ nhất, chữa cận bằng cách chọn phẫu thuật để điều trị cận thị. Những phương pháp mổ cận như: Lasik, Femto Lasik, Relex Smile… Đều được đánh giá an toàn và có thể chữa dứt điểm cận. Tuy rằng hiệu quả tốt, thời gian phục hồi nhanh như chi phí khá đắt đỏ, dao động từ 20 – 70 triệu đồng.

Trường hợp mắt cận thị nặng không thể phẫu thuật khúc xạ thì có thể chọn cách đặt kính nội nhãn vào mắt. Có điều phương pháp này dễ bị biến chứng và phục hồi khá lâu. Cách cuối cùng là thay thủy tinh thể Phaco với những người cận nặng và không thể áp dụng những cách chữa cận khác.

Thứ hai, chữa cận bằng cách điều chỉnh giác mạc tạm thời bằng Ortho K. Nó chỉ có tác dụng giúp mắt nhìn rõ tạm thời. Phương pháp Ortho K thường áp dụng cho người không muốn phẫu thuật chữa cận. Hoặc nếu bạn chưa đủ tuổi mổ cận (dưới 18 tuổi) thì cũng có thể chọn cách này.

Thứ ba, đeo kính gọng là cách phổ biến nhất, tiết kiệm nhất và ai cũng sử dụng được. Hoặc nếu muốn thẩm mỹ hơn, bạn hãy chọn dùng kính áp tròng cận thị chẳng hạn. Nhìn chung, lựa chọn kính gọng hay kính áp tròng còn tùy vào nhiều yếu tố. Như: cấu tạo mắt, độ cận, nhu cầu dùng… Chỉ cần mắt thay đổi độ cận thì thay kính mới là được.

>> Xem thêm: Quy trình Đo mắt cận chuẩn sẽ diễn ra như thế nào?

MUA KÍNH MẮT TỐT TẠI KÍNH MẮT VIỆT NHẬT

Kính mời quý khách tới cửa hàng để chọn cho mình những chiếc kính phù hợp. Kính mắt Việt Nhật đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi chờ Quý khách tới cửa hàng tại: 1048 – 1050 đường Trần Hưng Đạo, P. Phúc Thành, TP. Ninh Bình, Ninh Bình.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời