Đo mắt cận thị để có kết quả kiểm tra chính xác sẽ cần đến nhiều vật dụng và thiết bị. Trong đó, sử dụng bảng đo thị lực được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn đã từng đến các cửa hàng hoặc bệnh viện để đo khám mắt… Chắc chắn sẽ không lạ gì với các bảng chữ này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại bảng đo mắt cận. Cùng tìm hiểu nhé!
Những loại bảng đo thị lực dùng để đo mắt cận thị
Bên cạnh việc sử dụng máy đo thị lực, bảng đo thị lực cũng có thể giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe của đôi mắt. Theo tìm hiểu, có 6 loại bảng được ứng dụng rộng rãi tại các cửa hàng kính. Đó là:
- Bảng đo thị lực nhìn xa gồm: bảng C, E, Snellen và bảng thị lực hình.
- Bảng đo thị lực nhìn gần gồm: bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ.
Dễ thấy, các loại bảng này được chia thành bảng dạng chữ cái và bảng hình vẽ. Tùy theo từng đối tượng sử dụng sẽ có cách chọn bảng khác nhau. Ví dụ: các bảng chữ cái sẽ phù hợp với người lớn; các bảng hình vẽ sẽ thích hợp với trẻ em và người chưa biết chữ. Để kiểm tra thị lực bằng các loại bảng này thì chúng ta phải ngồi cách bảng khoảng 5m (trừ bảng đo thị lực dạng thẻ). Thêm nữa phải đảm bảo yếu tố ánh sáng và tư thế ngồi để cho kết quả chính xác.
>> Xem thêm: Khám mắt & Đo mắt kiểm tra thị lực khác hay giống nhau?
Quy trình đo mắt cận thị đúng chuẩn tại cửa hàng kính chuyên nghiệp
Đo mắt cận thị và cắt kính cận hoàn toàn có thể được thực hiện tại các cửa hàng kính. Nghĩa là nếu mắt chỉ có biểu hiện bị tật khúc xạ thì các bạn không nhất thiết phải đến các bệnh viện chuyên khoa mắt. Lúc này chỉ cần tìm tiệm kính gần nhà để kiểm tra mắt. Nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
Tại Mắt kính Việt Nhật – Một trong những hệ thống cửa hàng kính mắt uy tín tại Ninh Bình, quy trình cắt kính cận gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1 – Chẩn đoán mắt cận thị bằng máy đo thị lực. Căn cứ vào kết quả kiểm tra 2 mắt sẽ giúp kỹ thuật viên xác định độ cận của mắt.
Bước 2 – Đeo kính mẫu và đọc các ký tự (hoặc hình vẽ) trên bảng đo thị lực. Ở bước này, các bạn sẽ nghe qua những thông số như: 5/10, 7/10… Nhiều người chắc chắn sẽ thắc mắc thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Hay cận 2/10 là cận bao nhiêu độ chẳng hạn. Thật ra những con số này chỉ cho biết khả năng nhìn của mắt chứ không cho biết chính xác độ cận. Thế nên cận bao nhiêu độ được tính bằng kết quả thử kính mẫu.
Bước 3 – Dùng kính thử và đi lại vài phút để mắt thích nghi dần.
Bước 4 – Báo lại kết quả với kỹ thuật viên để được điều chỉnh (nếu cần). Cuối cùng, kỹ thuật viên sẽ dựa vào kính thử để cắt kính đúng độ cận của bạn.
Những lưu ý cần biết khi tiến hành đo độ cận thị
Tất nhiên, đo mắt cận không giống như việc bạn dùng thước để đo một món đồ nào đó. Để biết đôi mắt bị tật khúc xạ gì, nặng nhẹ ra sao… Thì cần tiến hành quy trình đo mắt khoa học với sự hỗ trợ của nhiều vật dụng, thiết bị. Đặc biệt, để cho kết quả kiểm tra chính xác thì chúng ta nên lưu ý những điều sau:
- Quy trình đo mắt cận cần chú ý đến yếu tố ảnh sáng. Dễ hiểu hơn, dù chọn đo mắt tại nhà hay ra tiệm kính thì cũng phải chọn nơi đủ sáng. Lúc đo, hãy đảm bảo ánh sáng chiếu vào bảng đo mắt phải có cường độ trung bình. Nếu cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp đều không cho kết quả chuẩn. Từ đó khiến bạn nhầm lẫn độ cận, cắt kính sai độ và tiềm ẩn nguy cơ hại mắt.
- Tiếp đến, một lưu ý cần quan tâm là người đo thị lực giữ tư thế thoải mái (có thể đứng hoặc ngồi) khi đo mắt. Các bạn nên giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình kiểm tra mắt.
>> Xem thêm: Khuôn mặt nhỏ nên chọn gọng kính cận như thế nào?