Cách làm hết trầy trên tròng kính có dùng cồn được không? Dạo gần đây Việt Nhật nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề kính trầy xước. Và đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất. Thực tế, cồn có tác dụng khử trùng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa. Ngoài ra, nó còn có một công dụng khác là giúp tẩy rửa và loại bỏ vết bẩn.
Vậy khi tròng kính bị trầy nhẹ, bám nhiều bụi bẩn thì có dùng cồn để loại bỏ được không? Đáp án cho câu hỏi này ở ngay trong bài viết dưới đây. Xem ngay nào!
Cách làm hết trầy trên tròng kính bằng cồn có làm hỏng kính?
Cồn là một hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Bạn có thể bắt gặp những lọ cồn dùng trong y tế được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Hoặc thành phần cồn xuất hiện trong ngành mỹ phẩm, in ấn… Thậm chí còn có dạng cồn khô dùng làm chất đốt.
Về cơ bản, cồn có nhiều dạng và được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Những năm qua, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh thì chúng ta càng thấy rõ tác dụng của nó. Có lẽ cũng bởi vì thấy dung dịch cồn dùng lên da, sát khuẩn tay, tẩy rửa an toàn… Nên nhiều người cho rằng có thể dùng cồn cho mọi vật. Ví dụ như dùng để lau mắt kính chẳng hạn. Liệu suy nghĩ này có đúng hay không?
Trả lời câu hỏi này các chuyên gia nhãn khoa đều khẳng định cách làm này sai lầm. Chúng ta sử dụng cồn để: làm sạch gương, nhà vệ sinh, nhà bếp… đều được. Thế nhưng dùng cồn trên tròng kính sẽ “đánh bay” các lớp phủ trên bề mặt. Hậu quả là khiến cho tròng kính mất đi tính năng vốn có ban đầu.
Đặc biệt, không được dùng cồn để xử lý mắt kính bị xước, dính vết keo, dính bụi bẩn… Rất nhiều bạn nghĩ rằng cồn giúp loại bỏ các vết xước nhẹ nên khi phát hiện tròng kính trầy liền dùng cồn để lau. Càng lau mạnh càng khiến tròng kính bị “bào mòn”, mất đi lớp phủ tính năng bảo vệ mắt. Lúc đó tròng kính đã hỏng hoàn toàn, không thể phục hồi và buộc phải mua kính mới.
>> Xem thêm: Mặt kính cận xước có nên thay kính mới?
Khi phát hiện tròng kính bị trầy thì nên làm thế nào?
Cách làm hết trầy trên tròng kính không thể dùng cồn – Vậy thì dùng cách nào mới được?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy thử xác nhận lại tình trạng tròng kính đã nhé! Một số trường hợp người dùng “nhầm lẫn” vết trầy xước với vết bẩn. Nếu đó là vết bụi bẩn thì các bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch. Dùng khăn chuyên dụng lau khô nước và tiếp đó vệ sinh lại bằng nước rửa kính. Tuyệt đối không được tùy tiện dùng các dung dịch xóa vết xước trên kính. Chỉ cần sơ sẩy một chút sẽ khiến tròng kính bị trầy xước nhiều hơn.
Trường hợp kính bị trầy xước thật thì tùy theo tình trạng tròng kính để chọn cách xử lý. Nếu vết xước ít, nông… thì chẳng cần vội tìm cách làm mờ vết xước trên mắt kính điện thoại. Bạn có thể vệ sinh lại kính và dùng tạm vì nó chưa ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn. Ngược lại, nếu vết xước nhiều và sâu, các lớp phủ có hiện tượng “bong” thì cần thay kính gấp. Dùng kính hỏng càng lâu càng gây hại cho mắt đấy!
Có tròng kính chống trầy xước hay không?
Đeo mắt kính bị xước có sao không? Có cách làm hết trầy trên tròng kính hiệu quả hay không? Bạn đã bao giờ cảm thấy “mệt mỏi” vì suốt ngày phải tìm cách giải quyết vấn đề này chưa nào?
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều mẫu tròng kính có tính năng hạn chế trầy xước. Dễ hiểu hơn, không có tròng kính nào chống trầy xước 100% mà chỉ có sản phẩm giúp giảm tình trạng này. Nếu bạn cần một minh chứng cụ thể, hãy thử tham khảo bảng giá kính Essilor Pháp. Giá sản phẩm này khá đắt đỏ nhưng bù lại kính sở hữu nhiều tính năng nổi bật. Hoặc nếu muốn rẻ hơn, hãy xem qua các mẫu kính Hàn Chemi, Nhật Hoya…
Nhìn chung, tròng kính sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị trầy xước. Dù chọn kính xịn hay kính thường thì cũng không tránh được việc này. Vậy nên, hãy kéo dài tuổi thọ kính bằng cách dùng và bảo quản kính đúng cách. Đừng tự ý áp dụng các cách làm mờ vết xước kính cận chưa qua kiểm chứng. Bất kể kính mắt gặp sự cố gì thì cũng nên mang kính để cửa tiệm để được kiểm tra và hỗ trợ sửa chữa nhé!
Trên đây là một vài thông tin giúp giải đáp câu hỏi “Cách làm hết trầy trên tròng kính bằng cồn có làm hỏng kính?”.
>> Xem thêm: Đeo kính có lên độ hay không đeo kính lên độ?