Cận nặng có bị mù không? Cận bao nhiêu độ thì được xem là cận nặng?… Trong các tật khúc xạ, cận thị được xem là phổ biến nhất. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ophthalmology (Mỹ), dự đoán năm 2050 sẽ có khoảng một nửa dân số bị cận thị. Ở Việt Nam, tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học chiếm đến 55,2%. Không chỉ gây bất tiện trong học tập, sinh hoạt mà mắt bị cận còn gây ra nhiều biến chứng.
Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?
Thực tế, không có giới hạn cận thị nặng nhất là mấy độ. Dù vậy, nếu mắt cận trên 50 độ thì xem như mất thị lực hoàn toàn. Bởi lẽ nếu độ cận cao như vậy thì người cận chỉ nhìn thấy vật cách đó vài cm mà thôi.
Tại Việt Nam, các bác sĩ nhãn khoa chia sẻ rằng họ đã từng khám mắt cho nhiều trường hợp cận trên 10 độ. Thậm chí có người còn bị cận đến 30 độ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải đeo kính thường xuyên, chỉ trừ lúc ngủ mà thôi.
Thay vì tìm kiếm người cận nặng nhất trên thế giới, chúng ta nên xem xét độ cận thì hơn. Dựa vào độ cận có thể chia thành:
– Cận nhẹ là người có độ cận từ 3 độ trở xuống.
– Cận trung bình là người có độ cận từ 3 – 6 độ.
– Cận nặng là người có độ cận trên 6 độ.
Cận nặng có bị mù không?
Về cơ bản, người bị cận nhẹ không làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh về mắt. Dù vậy, để tránh việc mắt tăng độ cận thì buộc phải đeo kính điều chỉnh. Hoặc chọn cách phẫu thuật mổ cận bằng laser dù cách này vẫn có khả năng tái cận.
Tuy nhiên, nếu mắt cận không chăm sóc tốt, không tìm cách giảm độ cận… thì khi mắt bị tiến triển cận nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong võng mạc… Hậu quả của việc bị tổn thương võng mạc chính là dẫn đến tình trạng mất thị lực.
Cận nặng có bị mù không? – Như vậy, có thể hiểu là biến chứng do cận thị có thể gây mù loà. Cận thị càng nặng thì nguy cơ mắt mù lòa càng đến sớm. Vậy nên dù mắt bình thường hay đang bị cận thì việc chăm sóc mắt quan trọng như nhau. Với những gia đình có con nhỏ thì nên duy trì thói quen định kỳ khám mắt 6 tháng/lần. Đặc biệt, nên chú ý chế độ dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi khoa học… để giữ đôi mắt và cơ thể luôn khỏe mạnh!
Cận bao nhiêu độ thì không mổ được?
Hiện tại, phẫu thuật chữa cận thị là giải pháp được nhiều người chọn khi không muốn phải đeo kính. Thế nhưng, nếu chọn cách này thì có rất nhiều vấn đề mà mọi người quan tâm. Chẳng hạn như: Cận 20 độ có mổ được không? Bao nhiêu tuổi thì được mổ cận? Chi phí phẫu thuật cận thị có đắt không?…
Theo lời khuyên của các chuyên gia nhãn khoa, người bị cận thị nếu chọn cách mổ cận cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, độ cận thị không được vượt quá 10 độ, độ loạn thị không quá 5 độ.
Thứ hai, người trên 18 tuổi mới được đăng ký mổ cận. Đồng thời, độ cận thị phải ổn định trong vòng 6 tháng gần đây. Nếu có thay đổi thì chênh lệch độ cận không quá 0,5 độ.
Thứ ba, phương pháp mổ cận chỉ phù hợp với người có giác mạc bình thường. Chính vì thế cần phải kiểm tra mắt trước để biết chính xác mình có đủ điều kiện mổ không.
Thứ tư, tuyệt đối không mổ cận với người đang mang thai, cho con bú, người mắc các bệnh lý toàn thân.
Cận nặng có bị mù không? Với những thông tin cung cấp trên đây tin rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc này. Khi bị cận, có nhiều cách để cải thiện tầm nhìn. Nếu chọn mổ cận thì chi phí khá cao và không phải ai cũng mổ được. Do vậy, đeo kính cận được xem là giải pháp đơn giản, hiệu quả và không kén người dùng.