TRANG CHỦ / Kiến thức Nhãn khoa / Cận thỉ giả là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cận thỉ giả là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Làm việc nhiều với máy tính, ôn thi căng thẳng kéo dài, nghiên cứu nhiều tài liệu sách báo… dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, mờ mắt, đồng thời khi đeo kính cận của người khác thì nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, đây có thể là tình trạng cận thị giả do mắt phải làm việc điều tiết liên tục gây ra. Đừng vội kết luận mình bị cận thị, theo dõi ngay bài viết dưới đây xem mình có bị cận thị giả hay không nhé!

Cận thị giả là gì?

Cận thị giả (cận thị tạm thời) cũng được xem là một dạng bệnh lý. Tuy nhiên, cận thị giả chỉ là sự thay đổi tạm thời, không mang tính liên tục, các triệu chứng giống cận thị chỉ là những rối loạn thoáng qua.

Làm việc nhiều với máy tính, tập trung ôn thi căng thẳng kéo dài là nguyên nhân dẫn tình trạng cận thị giả
Làm việc nhiều với máy tính, tập trung ôn thi căng thẳng kéo dài là nguyên nhân dẫn tình trạng cận thị giả

Hiện tượng này xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, khiến cơ thể mi – phụ trách chỉnh khả năng điều tiết mắt bị co cứng thoáng qua và làm tăng công suất khúc xạ cả mắt.

Khi đó ảnh của vật được nhìn sẽ hội trước võng mạc (tương tự trong cận thị) thay vì đúng trên võng mạc khiến hình ảnh bị mờ, nhòe, tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời và dễ bị mọi người đánh đồng là bệnh cận thị.

Xem thêm: Cận thị học đường: Nguyên nhân và cách phòng chống 

Phân loại cận thị giả

Cận thị giả được chia làm hai loại:

Cận thị giả thực thể: Là do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích quá mức và làm suy giảm thị lực ở mắt.

Cận thị giả cơ năng: Đây là tình trạng do mệt mỏi thị giác hoặc những khó chịu nhất thời của mắt.

Hai dạng cận thị giả này thường gặp ở học sinh, sinh viên trong mùa thi cử hoặc những người làm những công việc luôn giữ mắt ở cự ly gần khiến mắt phải điều tiết liên tục như nhân viên văn phòng, những người nghiên cứu sách báo trong thời gian dài…

Triệu chứng cận thị giả: rất dễ chẩn đoán nhầm

Triệu chứng cận thị giả ban đầu được ghi nhận rất giống với tật cận thị như xảy ra tình trạng nhức mỏi, chảy nước mắt sống, khả năng nhìn xa kém, nhìn mọi thứ mờ dần và phải nheo mắt mới nhìn thấy. Đặc biệt, thử kính cận của người khác thấy sáng hơn.

Vì thế, nhiều người lo lắng mình bị cận thị nhưng lại không đến gặp bác sĩ nhãn khoa thăm khám mà tự ý mua kính về đeo hoặc kiểm tra mắt tại một số hàng kính, thiếu chuyên môn dẫn đến chẩn đoán sai tình trạng của mắt.

Thời gian đầu, người mắc cận thị giả khi đeo kính sẽ nhìn rõ hơn nhưng sau 1-2 tuần sẽ thấy mỏi mắt, đau đầu và thị lực suy giảm. Nếu để tình trạng này kéo dài khiến bệnh tiến triển và có thể dẫn đến cận thị thật vì mắt phải điều tiết liên tục do đeo kính số độ không phù hợp với mắt.

Để phân biệt là cận thị giả hay cận thị thật, khi đo kính cho người cận thị bác sĩ sẽ nhỏ thuốc liệt điều tiết như Atropin hay Cyclopegic để làm liệt cơ thể mi, hạn chế năng lực điều tiết và giúp mắt trở về trạng thái bình thường mới có thể đánh giá tình trạng khúc xạ ở mắt.

Nhưng trên thực tế, hầu hết các cơ sở khám mắt tư nhân hay các cửa hàng bán kính đã bỏ qua công đoạn này. Do đó, kết quả chẩn đoán thường không chính xác.

>> Xem thêm: Kính mắt nào tốt? Lựa chọn sao chất lượng và an toàn cho mắt?

Cận thị giả có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Cận thị giả bản chất không nguy hiểm và chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử mắt sẽ tự hồi phục sau thời gian ngắn mà không cần chữa trị.

Chiệu chứng mỏi mắt là gì?

Nếu không bị cận thị mà vẫn đeo kính, sẽ vô tình làm suy giảm thị lực thật, gây nhức mắt, mỏi mắt lâu ngày có thể dẫn đến mất thị giác và gây bong võng mạc, nguy hiểm hơn sẽ bị mù lòa.

Đối với trẻ nhỏ, trường hợp bị cận thị giả nhưng đeo kính dễ dẫn đến nhược thị. Do đó, để tránh trường hợp “không nguy hiểm thành nguy hiểm” khi có các triệu chứng như mỏi mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, suy yếu thị lực, khả năng nhìn xa kém… phải đến các cơ sở chuyên nhãn khoa chất lượng để khám và chẩn đoán chính xác, tránh trường hợp tự ý đeo kính khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa và gây ra những hậu hại đáng tiếc về sau.

Cách điều trị cận thị giả

Cách chữa cận thị giả khá đơn giản nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Để khắc phục cận thị giả, bạn cần lưu ý:

Với trường hợp cận thị giả nhẹ, người bệnh không cần đeo kính, chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt (do bác sĩ chỉ định) kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý sau một thời gian mắt sẽ tự điều tiết về trạng thái bình thường.

Với trường hợp cận thị giả ở thể nặng (sau thời gian tiết chế lại thói quen sinh hoạt và dành nhiều thời gian cho mắt thư giãn nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện), bác sĩ sẽ chỉnh định dùng kính chuyên dụng giúp hỗ trợ quá trình điều tiết ở mắt nhẹ nhàng hơn và ngừng đeo kính khi mắt đã phục hồi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Biện pháp phòng ngừa cận thị giả

Để phòng ngừa cận thị, đồng thời giúp mắt thư giãn, nghỉ ngơi thì cứ 1 giờ làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút cùng với các động tác massage mắt nhẹ nhàng.

Nếu thường xuyên làm việc với máy tính, bạn có thể áp dụng quy tắc 20:20:20, nghĩa là cứ 20 phút làm việc bạn cho mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) và nhìn ra những khoảng màu xanh giúp mắt dễ chịu và thư giãn.

Điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp, cách mắt 50 đến 60cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10-20cm.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, D… các loại kẽm, khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe của mắt như: thịt bò, cà rốt, súp lơ, bơ, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, các loại hải sản và trái cây…

>> Xem thêm: Loạn thị bẩm sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị


Tham gia Zalo OA của PHÒNG KHÁM MẮT VIỆT NHẬT để được hỗ trợ: Tại đây

MUA KÍNH MẮT TỐT TẠI KÍNH MẮT VIỆT NHẬT

Kính mời quý khách tới cửa hàng để chọn cho mình những chiếc kính phù hợp. Kính mắt Việt Nhật đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi chờ Quý khách tới cửa hàng tại: 1048 – 1050 đường Trần Hưng Đạo, P. Phúc Thành, TP. Ninh Bình, Ninh Bình.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận