Có nên đeo kính cận thường xuyên dù mắt bị cận nhẹ? Đây là một trong những câu hỏi Titan nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Rõ ràng, cắt kính cận “xịn”, đa tính năng sẽ tốt cho mắt. Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Phải sử dụng kính đúng cách mới giúp mắt giảm nguy cơ tăng độ cận.
Vậy cận nhẹ có nên đeo kính thường xuyên hay không? Việt Nhật sẽ dành hẳn bài viết dưới đây để giải đáp giúp bạn câu hỏi này nhé!a
Tác dụng của kính cận là gì?
Thứ nhất, kính cận được chỉ định sử dụng khi bị cận thị. Đây cũng là công dụng chính của sản phẩm này – Giúp cải thiện tầm nhìn của người bị cận. Từ đó người dùng sẽ thấy rõ như mắt thường, học tập/làm việc và sinh hoạt cũng thuận tiện hơn. Đồng thời, đeo kính cận đúng độ, đúng cách giúp giảm nguy cơ tăng độ cận.
Thứ hai, chiếc kính cận đóng vai trò như một chiếc “khiên” bảo vệ mắt khỏi gió bụi. Nhất là khi đi xe, mắt kính giúp chắn bụi bẩn, côn trùng, các vật thể nhỏ… Với những ai hay di chuyển bên ngoài sẽ cảm nhận rõ nhất lợi ích mà chiếc kính mang lại.
Thứ ba, lắp tròng kính cận đa tính năng giúp tăng cường khả năng bảo vệ mắt. Ví dụ: kính đổi màu giúp làm dịu mắt khi ra nắng, kính lọc ánh sáng xanh giúp mắt đỡ nhức mỏi khi dùng máy tính điện thoại… Ngay cả khi thị lực tốt, sử dụng những tròng kính này sẽ giúp ngăn chặn tác nhân gây hại, tránh bị tật khúc xạ và các bệnh về mắt khác.
Thứ tư, kính cận hay kính mát đều là món phụ kiện ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người dùng. Nếu biết cách lựa chọn, đeo kính cận không hề xấu. Ngược lại, nó sẽ giúp bạn trông thời trang và phong cách hơn.
>> Xem thêm: Cách người mặt tròn chọn kính cận dễ dàng
Có nên đeo kính cận thường xuyên dù mắt bị cận nhẹ?
Biểu hiện của cận thị là nhìn gần rõ, nhìn xa mờ. Độ cận càng nặng, tầm nhìn càng bị hạn chế. Nói cách khác, nếu mắt bị cận nặng thì bắt buộc phải dùng kính cận liên tục. Và tất nhiên, với những người bị cận nhẹ vẫn nhìn rõ thì không nhất thiết phải dùng kính suốt cả ngày.
Vậy làm sao biết mình cận nhẹ hay nặng? Cận 1 độ có nên đeo kính cận thường xuyên? Hay cận 3 độ có nên đeo kính thường xuyên hay không?
Các mức độ cận thị
- Cận nhẹ từ 0.25 diop – 3.00 diop.
- Cận vừa từ 3.25 diop – 6.00 diop.
- Cận nặng từ 6.25 diop – 10.00 diop.
- Cận cực đoan trên 10.25 diop (thường xảy ra với người bị cận thị bẩm sinh).
Tư vấn dùng kính cận đúng cách
Đối với những người bị cận vừa, nặng và tệ hơn là cận thị cực đoan… Không cần nghi ngờ gì nữa, phải dùng kính mới thấy được
Trường hợp độ cận 2 mắt không đều nhau và bạn đang thắc mắc không biết bị cận lệch có nên đeo kính thường xuyên hay không? Thì đáp án là CÓ. Ngay cả khi mắt cận nhẹ, nếu bị cận lệch – cận loạn thì bắt buộc phải dùng kính cận.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, cách sử dụng kính cận theo độ cận nên thực hiện như sau:
- Cận dưới 0.75 độ thì mắt nhìn gần vẫn rõ, nhìn xa sẽ cảm thấy hơi mờ. Nghĩa là mức độ cận này chưa ảnh hưởng nhiều, chỉ cần dùng kính khi nhìn xa là được.
- Cận 1.00 diop đến 3.00 diop thì mắt sẽ bắt đầu thấy khó khăn khi nhìn xa. Tốt nhất là nên dùng kính cận để mắt không tăng độ nhanh. Dù vậy, không nên dùng kính liên tục mà sau 2 – 3h hãy bỏ kính ra để mắt thư giãn.
Vậy nên nếu gặp câu hỏi như: cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên? Hay cận 4 độ, cận 5 độ có nên đeo kính cận thường xuyên? Tin rằng sẽ không thể làm khó bạn nữa đúng không nào?
Những sai lầm cần tránh khi dùng kính cận
Đầu tiên, các bạn hãy từ bỏ những suy nghĩ như: đeo kính nhiều sẽ bị phụ thuộc, đeo kính cận bị lồi mắt… Thực tế, kính cận là thiết bị hỗ trợ mắt cận nhìn rõ mà không cần nhíu mắt. Chỉ cần dùng kính cận đúng cách sẽ không bị phụ thuộc hay lo mắt bị lồi.
Tiếp đến, không nên dùng kính cận chung với người khác. Bởi lẽ, mỗi chiếc kính chỉ tương ứng với độ cận và các vấn đề mắt khác nhau của mỗi người. Nếu dùng chung sẽ gây hại mắt, khiến mắt tăng độ nhanh khó kiểm soát.
Đặc biệt, không nên đo cận tại nhà rồi tự ý cắt kính. Như vậy, khả năng cao sẽ cắt kính sai độ, đeo kính lâu ngày khiến mắt suy giảm thị lực. Thậm chí gây ra biến chứng nhược thị, mất thị lực vĩnh viễn.
Trên đây là một vài chia sẻ giúp giải đáp thắc mắc “Có nên đeo kính cận thường xuyên dù mắt bị cận nhẹ?”.
>> Xem thêm: Vệ sinh kính cận đúng cách không lo trầy xước