Đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ? Lần đầu đeo kính cận thì ai mà chẳng lo lắng phải không nào? Thực tế, rất nhiều khách hàng khi đến Việt Nhật đều băn khoăn vấn đề này. Chỉ sợ dùng kính cận thường xuyên sẽ khiến mắt bị phụ thuộc và tăng độ. Còn nếu không dùng kính thì chẳng nhìn rõ, lâu dần mắt lại cận nặng hơn.
Vậy chính xác thì đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!
Vì sao mắt tăng độ cận nhanh?
Như các bạn đã biết, cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Không khó để nhận ra điều này. Hãy thử quan sát những người xung quanh, nhất là học sinh – sinh viên… Bạn sẽ thấy rất nhiều người đeo kính cận. Đợi đến khi trưởng thành, không ít người đạt ngưỡng cận trên 10 độ. Lúc này, buộc họ phải đeo kính cận suốt cả ngày, chỉ bỏ kính khi ngủ mà thôi.
Tất nhiên! Độ cận thị tăng dần từ cận nhẹ sang cận nặng. Tốc độ tăng độ cận của mỗi người cũng không giống nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một vài lý do khiến mắt tăng độ cận nhanh đó là:
Thứ nhất, có đeo kính cận nhưng lại đeo không đúng độ cận. Dù sử dụng kính có độ cận cao hơn hay thấp hơn đều có hại cho mắt. Mắt sẽ phải điều tiết liên tục để nhìn rõ vật thể và làm tăng nguy cơ tăng độ cận.
Thứ hai, không có biện pháp bảo vệ mắt khi đi trời nắng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia UV sẽ làm mắt nhanh lão hóa, tăng độ cận. Nguy hại hơn, nó còn khiến mắt bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…
Thứ ba, đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ thì chưa rõ. Còn nếu không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý thì chắc chắn mắt sẽ tăng độ đấy! Hiện nay, từ trẻ em cho đến nhân viên văn phòng đều sử dụng các thiết bị điện tử. Nếu lạm dụng máy tính, điện thoại… quá nhiều sẽ làm độ cận tăng nhanh. Do đó, các bạn nên cân chỉnh thời gian làm việc – nghỉ ngơi khoa học.
>> Xem thêm: Cách giữ ổn định độ cận thị & giảm nguy cơ tăng độ
Đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ?
Về cơ bản, tác dụng chính của kính cận chính là giúp mắt cận nhìn rõ, hạn chế nguy cơ tăng độ cận, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đeo kính cận thường xuyên sẽ khiến mắt bị phụ thuộc kính. Khi bỏ kính ra thì mắt sẽ bị dại. Dù vậy, không ít người “phản bác” lại rằng bị cận thì bắt buộc phải đeo kính. Nếu không, mắt sẽ bị tăng độ nhanh chóng, dễ bị nhược thị.
Dù quan điểm khác nhau nhưng điểm chung là người bị cận thị rất sợ tăng độ cận. Để trả lời câu hỏi đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ? Thì chúng ta sẽ phân tích từng tình huống:
- Đeo kính cận không làm mắt tăng độ cận với điều kiện: tròng kính tốt, cắt kính đúng độ. Nếu mắt bạn cảm thấy không thoải mái khi dùng kính, tầm nhìn mờ nhòe… Vậy thì hãy kiểm tra lại mắt kính cận của mình. Nhiều khả năng bạn đã mua nhầm kính “dỏm”, sai độ, tính năng kính chưa đúng với nhu cầu dùng.
- Bị cận không đeo kính có tăng độ không? Đáp án là CÓ, nhất là với những ai bị cận nặng. Nhiều chuyên gia nhãn khoa khuyên rằng, bị cận từ 0.75 trở lên nên cắt kính. Nếu cận dưới 2 độ thì nên dùng kính khi nhìn xa; cận trên 2 độ nên đeo kính thường xuyên. Với người bị cận 3 độ, 4 độ hoặc nặng hơn… Nếu không dùng kính sẽ làm mắt tăng độ nhanh chóng, nguy hiểm hơn là gây thoái hóa võng mạc.
Lời khuyên khi chọn mua kính cận
Xoay quanh chủ đề dùng kính cận, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Như: cận 0.5 độ có nên đeo kính? Cận 0.75 độ có nên đeo kính không? Hay cận 4 độ có nên đeo kính thường xuyên? Đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ? Thế mới biết, chỉ riêng việc đeo kính thôi cũng đủ chuyện để nói rồi.
Không chỉ cách đeo kính, chọn kính cận có tính năng gì khiến nhiều người đau đầu. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng kính cận với chất liệu và tính năng khác nhau. Khi mua, các bạn nên chọn cửa hàng kính mắt uy tín để nhờ tư vấn. Đặc biệt, hãy mua kính theo tình trạng mắt và nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như:
- Nếu bị cận nặng, hãy cân nhắc chọn kính chiết suất mỏng để đảm bảo kính mỏng nhẹ.
- Nếu hay làm việc với máy tính, các mẫu kính cận lọc ánh sáng xanh là gợi ý hoàn hảo.
- Nếu hay di chuyển bên ngoài, hãy ưu tiên kính đổi màu đa năng 2 trong 1.
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Đeo kính lên độ hay không đeo kính lên độ?”.
>> Xem thêm: Mắt kính bị vàng làm sao để hết?