Khi chọn mua kính, chúng ta thường chú trong nhiều đến chất liệu làm ra tròng kính bởi đây là yếu tố tác động lớn nhất đến chất lượng của chiếc kính. Thế nhưng bạn không nên vì thế mà xem nhẹ gọng kính. Những chiếc gọng kính được làm từ những chất liệu khác nhau sẽ đem lại những điểm ưu việt khác nhau. Trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một số chất liệu được sử dụng để làm nên gọng kính.
1. Gọng kính cận được làm từ nhựa
Nhựa có nhiều ưu điểm khiến nó trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều nhà sản xuất trong việc chế tạo ra gọng kính. Trong đó, ưu điểm nổi trội nhất đó chính là không bị ăn mòn theo thời gian – điều mà các lại gọng kinh kim loại bị hạn chế. Gọng kính bằng nhựa cũng an toàn cho người sử dụng hơn vì ít gây ra phản ứng trên da.
Được sản xuất từ những năm 40 năm của thế kỷ trước, ngày nay gọng kính làm từ nhựa trở nên hết sức phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải phân biệt những loại nhựa khác nhau được sử dụng để làm gọng kính.
– Trước đây, người ta thường sử dụng nhựa Nylon-polyamides, Co- polyamides, Gliamides để làm gọng kính. Tuy nhiên các loại nhựa này có nhược điểm là chịu phản ứng của nhiệt lượng mặt trời nên không bền, sử dụng một thời gian dễ bị giòn và gãy. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã trộn thêm nylon (nhựa dẻo) và nhựa thông thường để tăng độ bền và chắc chắn cho gọng kính.
– Đối với những nhà sản xuất hướng đến các kiểu gọng kính đa dạng về màu sắc thì thường lựa chọn nhựa Zylonite, cellulose acetate. Điểm nổi bật của loại nhựa này đó là dễ dàng được tráng thành các lớp màu sắc bắt mắt. Chính vì đặc điểm này nên loại nhựa này thường được sử dụng để chế tạo gọng kính nữ.
– Một loại nhựa khác có độ đàn hồi tốt, nhẹ đồng thời có màu sắc đẹp là loại nhựa làm từ acetate. Loại nhựa này có thể làm nổi bật hoa văn nên thường được sử dụng cho các dòng kính cao cấp.
>> Xem thêm: Bảo Quản Và Vệ Sinh Kính Mắt Đúng Cách
2. Gọng kính cận được làm từ kim loại
Ưu điểm nổi bật của gọng kính được làm từ kim loại đó là bền hơn gọng kính nhựa. Nhưng vì kim loại có nhược điểm “chí mạng” là dễ bị ăn mòn theo thời gian. Các nhà sản xuất đã giải quyết vấn đề này bằng việc chế tạo gọng kính với các hợp kim. Dưới đây là một số vật liệu thường được sử dụng đểm làm gọng kính đó là:
– Monel: đây là một hỗn hợp kim loại. Do có khả năng chịu lực lớn và đặc tính dễ dát mỏng, khó bị ăn mòn nên được sử dụng phổ biến hiện nay.
– Titanium: Nhắc tới vật liệu làm gọng kính thì không thể không kể đến Titanium. Với đặc điểm siêu cứng, siêu nhẹ, bền và khó bị ăn mòn, Titanium được hầu hết các nhà sản xuất để chế tạo gọng kính. Tùy theo mục đích nhà sản xuất hướng tới cho sản phẩm mà lựa chọn Titanium 100% hay dùng hợp kim của Titanium với các kim loại khác như Đồng, Nikel,… Ngày nay, người ta đã sản xuất ra những chiếc gọng kính làm từ Titanium với đa dạng màu sắc để phục vụ thị hiếu của khách hàng.
– Beryllium: loại kim loại này khó bị ăn mòn, mờ xỉn, nhẹ, cứng cáp và đặc biệt là có giá thành thấp hơn Titanium nên thường được sử dụng cho các sản phẩm giá bình dân. Gọng kính được làm bằng vật liệu Beryllium rất thích hợp cho những ai có nồng độ acid cao trên da hoặc thường xuyên tiếp xúc với muối, nước biển.
– Stainless Stelll: đây là một loại thép không gỉ sét, nhẹ, nồng độ độc tố thấp và cứng cáp. Stainless Stelll được sử dụng khá nhiều trên thị trường do giá thành vừa phải. Trong quá trình sản xuất, người ta có thể trộn thêm một số chất khác để đảm bảo những vấn đề khác như chống ăn mòn, trầy xước và nhiệt độ cap.
– Flexon là một dạng hợp kim của Titanium với tính đàn hồi rất cao. Chính vì vậy, những chiếc gọng kính làm từ Flexon thường có đặc điểm là dễ dàng trở về hình dáng ban đầu nếu bị uốn cong. Ngoài ra, vật liệu này cũng rất nhẹ, không dễ bị ăn mòn và không gây ra dị ứng.
– Aluminum: nhắc đến nhôm, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhẹ, ít bị ăn mòn và độ mềm dẻo cao. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất lựa chọn nhôm để sản xuất gọng kính. Để giúp các sản phẩm cứng cáp hơn, người ta thường trộn thêm vào Silicon và sắt. Do có độ mềm dẻo cao nên các sản phẩm làm từ nhôm thường đẹp mắt.
– Beta Titanium: đây là một loại hợp kim khác của Titanium, có đặc điểm là nhẹ hơn cả Titanium nguyên chất , khó gỉ và ít gây dị ứng.
3. Gọng kính cận được làm từ vật liệu đặc biệt
Ngoài những vật liệu làm gọng kính thông thường như nhựa, kim loại, người ta có thể sử dụng những loại vật liệu khác cho những dòng kính cao cấp như vàng, bác, da…
Hiện nay, tại Kính mắt Việt Nhật có rất nhiều những mẫu kính với các chất liệu đa dạng, bạn có thể thể tham khảo và chọn cho mình một chiếc kính ưng ý.
>> Xem thêm: Làm sao để biết kính của bạn có đeo đúng tâm không?