Các bạn đã biết kính cận, kính râm, thậm chí kính râm có độ. Vậy còn kính cận đổi màu bạn đã nghe chưa? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là một chiếc kính cận đổi màu và tác dụng của chúng ra sao nhé.
Kính cận đổi màu là gì?
Kính cận đổi màu là loại kính cận có khả năng thay đổi màu sắc của tròng kính. Cùng một chiếc kính nhưng có lúc tròng kính trong suốt, có những lúc sẽ thay đổi thành màu sậm hơn như những chiếc kính râm, sắc thái màu đậm nhạt của tròng cũng có lúc khác nhau.
Tại sao kính cận lại có thể đổi màu?
Nghe có vẻ lạ đúng không ạ? Vậy tại sao cùng một chiếc kính lại có thể có nhiều thay đổi ở màu sắc tròng như vậy? Và mục đích của việc thay đổi này là gì?
Sở dĩ kính cận đổi màu làm được việc này là trong tròng kính có chứa các hạt phân tử thường gọi là sunsensor, chúng nhạy sáng và phản ứng với tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời và chuyển sang màu tối hơn. Còn đối với ánh sáng bình thường thì chúng lại trở nên trong suốt không màu. Nói tóm lại, tác nhân làm đổi màu sunsensor phản ứng với tia cực tím trong ánh sáng mặt trời dẫn đến hiện tượng đổi màu của tròng kính. Các phân tử này được trộn chung với vật liệu làm tròng kính, hoặc được mạ thành một lớp mỏng tráng trên bề mặt của tròng.
Vậy, việc thay đổi màu sắc của tròng kính cận như trên để làm gì? Mục đích chính của việc thiết kế ra loại kính cận này nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng. Bạn có thể chỉ cần một chiếc kính cận đổi màu để phục vụ nhu cầu cả ngày của mình. Khi có những hoạt động ngoài trời, chiếc kính cận đổi màu sẽ giúp bạn làm mọi việc thật tốt và thật hiệu quả. Hoặc lúc chạy xe ngoài đường trời nắng, chiếc kính cận bạn đeo sẽ tự động chuyển sang màu tối như kính râm giúp bạn có thể chạy xe thoải mái, an toàn. Khi đến văn phòng hoặc đã vào nhà, chiếc kính cận sẽ từ từ chuyển lại thành trong suốt. Quá tiện ích phải không ạ?
>> Xem thêm: Chọn kính cận đổi màu cần kinh nghiệm gì?
Kính cận đổi màu dựa vào cường độ ánh sáng?
Như vậy, bạn đã hiểu sơ bộ kính cận đổi màu là gì và tác dụng chính của chúng. Tuy nhiên, xin nhắc lại cơ chế đổi màu của kính cận đổi màu. Vì đến đây, nhiều bạn vẫn nghĩ rằng, dòng kính cận này chính là đổi màu theo cường độ ánh sáng. Nhưng không phải. Chính xác là kính cận đổi màu do phản ứng với cường độ tia UV trong ánh sáng mặt trời. Bởi thế, nếu là ánh sáng đèn điện hay ánh sáng trong xe ô tô (phần lớn xe ô tô ngày nay có các cửa kính đã chặn hầu hết tia UV từ ánh sáng mặt trời) thì chiếc kính vẫn ở trạng thái trong suốt. Chỉ khi nào bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có tia cực tím, chiếc kính cận đổi màu mới vận hành cơ chế của nó. Đến đây, hẳn là bạn đã hiểu thông suốt và thấu đáo hơn về bản chất của kính cận đổi màu rồi đúng không?
>> Xem thêm: Kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với màn hình máy tính