Cận thị nặng phải làm gì để tránh tăng độ cận? Chắc chắn đây là vấn đề mà bất cứ ai bị cận cũng đều muốn biết. Thực tế, khi gặp câu hỏi trên, nhiều người cho rằng chỉ cần đeo kính đúng độ là được. Đáp án này tuy đúng nhưng chưa đủ, chăm sóc mắt cận thị không đơn giản như thế! Đặc biệt, với những ai bị cận nặng thì có rất nhiều việc cần lưu ý. Để hiểu rõ hơn, hãy dành một vài phút xem thêm nội dung dưới đây. Cam đoan những thông tin này rất hữu ích và không lãng phí thời gian của bạn đâu!
Cận thị nặng khiến mắt dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm
Dấu hiệu bị cận nhẹ thường không rõ ràng nên dễ bị chúng ta nhầm lẫn và bỏ qua. Nếu không phát hiện sớm để điều trị thì mắt cận thị nặng hơn. Thậm chí khiến thị lực suy giảm và biến chứng sang nhiều bệnh lý khác.
Nghe thôi đã thấy nguy hiểm rồi! Vậy nên trước khi tìm hiểu cận thị nặng phải làm gì? Chúng ta sẽ thử phân loại và điểm qua những biến chứng dễ gặp khi bị cận nặng.
Hiện nay, từ độ cận chia thành 3 nhóm chính là: Cận thị nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Những người có độ cận trên 6 diop được xếp vào nhóm cận thị nặng. Theo tìm hiểu, tác hại của cận thị nặng gây ra nhiều bệnh lý về mắt. Thường gặp nhất là:
Nhược thị khiến não bộ không nhận biết được hình ảnh do mắt truyền tới. Nếu bị nhược thị sau 12 tuổi thì dù có phẫu thuật cũng khó khôi phục thị lực 10/10.
Cận thị nặng bong võng mạc dịch kính. Những người bị cận thị cao thì phần nhãn cầu lồi ra phía trước. Nếu tình trạng này kéo dài, độ cận ngày càng tăng… Sẽ khiến mắt cận biến chứng nặng hơn, võng mạc bong rách và có thể làm xuất huyết dịch kính.
Lác ngoài (hoặc lác luân phiên) hay bệnh Glocom góc mở cũng là những biến chứng từ cận thị nặng. Dù khác nhau nhưng điểm chung là ảnh hưởng sức khỏe và gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Để giảm nguy cơ bị các bệnh về mắt, hãy tạo thói quen khám mắt định kỳ. Dù mắt tốt hay mắt cận thì việc này cũng đều cần thiết.
>> Xem thêm: Làm sao để có chiếc kính cận đổi màu hợp ý
Cận thị nặng phải làm gì để tránh tăng độ?
Cận nặng phải làm sao? Cận nặng có mổ được không?… Bạn thấy đấy! Chỉ một chủ đề “cận nặng” đã có vô vàn câu hỏi xoay quanh. Thật đáng lo đúng không nào?
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là vấn đề mà các bạn cần quan tâm trước đâu. Bởi lẽ, cận thì cũng đã cận rồi; việc cần làm là phải giữ mắt không bị tăng độ cận. Cụ thể hơn, để tránh biến chứng cận thị nặng, giảm nguy cơ tăng độ… Thì chúng ta nên:
– Đeo kính cận đúng độ. Việc tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Khi phát hiện mắt có dấu hiệu cận thị thì cần phải đi đo khám mắt ngay. Cận thị trên 1 độ được khuyên dùng kính cận để tránh gây hại mắt về sau. Độ cận càng cao càng phải dùng kính thường xuyên, có khi chỉ trừ lúc ngủ ra mà thôi. Thêm nữa, nếu đeo kính vẫn thấy mắt mờ thì nên khám lại để cắt kính đúng độ cận.
– Đừng lạm dụng thiết bị công nghệ. Trong cuộc sống hiện đại, các vật dụng như: Điện thoại, máy tính, tivi… Đều trở thành “vật bất ly thân” của nhiều người. Tuy rằng nó mang lại nhiều tiện lợi, phục vụ cho nhu cầu làm việc, giải trí… Nhưng mặt trái của nó chính là gây hại mắt. Vậy nên nếu bạn không rõ cận thị nặng phải làm gì? Thì hãy bắt đầu bằng việc ngưng lạm dụng các thiết bị điện tử này nhé!
– Cuối cùng, hãy dành thời gian luyện tập điều tiết mắt. Ngay cả khi mắt bị cận nặng thì những bài tập này cũng giúp cải thiện thị lực hiệu quả.
Cận thị nặng có mổ được không?
Tất nhiên! Nếu bạn không muốn phụ thuộc vào chiếc kính cận suốt đời thì có thể chọn phẫu thuật cận thị. Chọn phương pháp này có dải điều trị rất rộng, cận đến 18 độ vẫn mổ được.
Có điều, muốn mổ cận phải được sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Dù chấp nhận tốn tiền mổ cận thị nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật thì vẫn có nguy cơ bị tái cận cao. Do vậy để mắt sáng khỏe thì cần chăm sóc đúng cách ngay từ khi còn trẻ.
>> Xem thêm: Có lên đeo kính cận đổi màu hay không?