Loạn thị bẩm sinh là điều xảy ra không ai mong muốn và khó phát hiện. Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, học hành của con trẻ. Cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị kịp thời.
Loạn thị bẩm sinh là gì?
Loạn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ nhỏ khi sinh ra đã bị tổn thương về hình dạng và cấu trúc của nhãn cầu. Mắt có hình dạng bất thường, không phải là hình cầu như bình thường, giác mạc không giữ được độ cong, các tia sáng đi vào mắt và hội tự ở nhiều điểm khác nhau gây ra loạn thị. Hoặc có thể loạn thị xảy ra do độ cong bất thường của thủy tinh thể. Loạn thị có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt.(1)
>> Xem thêm: Nhược thì là gì? Cách nhận biết nhược thị ở trẻ em
Loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không? Phân loại như thế nào?
Ở mỗi trẻ có mức độ tổn thương khác nhau, độ loạn thị khác nhau. Loạn thị nhẹ thường không nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến thị lực, tuy nhiên, nếu phát hiện trễ quá có thể dẫn đến nhược thị hoặc bị lé, thậm chí mù lòa do hệ thống thị giác của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện.
Trẻ cần phát hiện sớm (3-5 tuổi) có thể dễ dàng điều trị. Sau 7 tuổi, việc điều trị sẽ không cao, trẻ có nguy cơ bị lác mắt, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Cận thị được phân loại như sau:
Mức độ bình thường: Dưới 0,6 diop.
Mức độ nhẹ: Từ 0,6 – 2 diop
Mức độ trung bình: Từ 2 đến 4 diop
Mức độ nặng: Loạn thị trên 4 diop
Nguyên nhân dẫn đến loạn thị bẩm sinh
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác gây nên chứng loạn thị bẩm sinh. Người ta có thể đưa ra một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng loạn thị bẩm sinh:
Yếu tố di truyền: Loạn thị bẩm sinh thường do yếu tố di truyền hay do tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các tật khúc xạ ở mắt. Đặc biệt nếu người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ loạn thị bẩm sinh sẽ cao.
Chấn thương ở mắt trong quá trình sinh sản: Nếu trong quá trình bé ra đời gặp bị chấn thương ảnh hưởng đến mắt, hay mắc các bệnh về mắt sau khi phẫu thuật.
Do mẹ bầu bị nhiễm khuẩn: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn có truyền sang em bé qua nhau thai, hoặc trong khi sinh. Điều này xảy ra em bé cũng có thể bị biến chứng về sức khỏe, có thể gặp dị tật…
>> Xem thêm: Kính không độ và lợi ích bảo vệ mắt
Dấu hiệu của mắt bị loạn thị bẩm sinh
Loạn thị ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu sau đây:
Mắt mờ khi nhìn cả xa lẫn gần, hình ảnh nhìn thấy không rõ, bị nhòe và méo mó. Muốn nhìn rõ phải nheo mắt khó khăn.
Trẻ hay nhức đầu ở vùng trán và thái dương.
Mắt dễ bị kích thích, thường bị chảy nước mắt sống.
Mắt thường nhìn một vật ra hai hoặc ba bóng mờ.
Trẻ thường hay mỏi mắt, nhìn mệt mỏi.
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Nếu loạn thị nhẹ, thường không ảnh hưởng đến thị lực, mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc cách sinh hoạt, ăn uống và vận động hợp lý nên không không cần phải điều trị hay đeo kính. Trường hợp loạn thị có ảnh hưởng đến tầm nhìn, khả năng quan sát và hoạt động của trẻ sẽ được điều trị phù hợp. Loạn thị bẩm sinh có thể điều chỉnh bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật.
1. Kính thuốc:
Nếu trẻ bị loạn thị trên 1 diop thì cần điều chỉnh thị lực bằng cách đeo kính gọng hoặc đeo kính áp tròng là 2 phương pháp thường sử dụng. Đeo kính là phương pháp đơn giản giúp điều chỉnh thị lực, cải thiện khả năng nhìn của trẻ, giúp trẻ có thể sinh hoạt, học tập phát triển bình thường.
2. Kính áp tròng cứng Ortho-K (Orthokeratology):
Loại kính này dùng để đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi hình dáng của giác mạc tạm thời trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Nếu không đeo kính áp tròng cứng, thị lực của mắt vẫn như cũ.(2)
3. Phẫu thuật:
Trường hợp trẻ trên 18 tuổi, có độ loạn ổn định, có thể điều trị dứt điểm chứng loạn thị bằng phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho người bị loạn thị bẩm sinh có thể là PRK, Lasek, Lasik… Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém và có thể tái loạn, và phải áp dụng phương pháp đeo kính để khắc phục.
>> Xem thêm: NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG MỎI MẮT
Các cách chẩn đoán loạn thị bẩm sinh
Khi quan sát trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt để kiểm tra chẩn đoán chính xác tình trạng thị lực của trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành những bước như sau:
Kiểm tra thị lực: Đây là bước đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra xem khả năng thị lực của trẻ. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đọc các chữ cái trên biểu đồ từ một khoảng cách nào đó để xác định khả năng nhìn thấy các chữ cái có rõ hay không.
Kiểm tra độ cong của giác mạc: Đo độ cong ở trung tâm giác mạc bằng máy Keratometry, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Từ đó sẽ thấy được hình dạng giác mạc và mức độ tập trung của chúng.
Kiểm tra khúc xạ: Đây là cách bác sĩ tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt con, có thể là kính mắt gọng hay kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng phương pháp soi đáy mắt.
Kiểm tra độ tập trung ánh sáng: Điều này giúp bác sĩ nhận thấy được điểm hội tụ ánh sáng trên võng mạc là nguyên nhân khiến hình ảnh bị mờ và méo mó ở người bệnh. Từ đó, sẽ đưa ra giải pháp điều chỉnh thị lực phù hợp cho người bệnh.
Dựa vào kết quả kiểm tra, cả về thị lực và cấu trúc của giác mạc, võng mạc, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Giải pháp khoa học cải thiện tình trạng loạn thị bẩm sinh
Ngoài việc đeo kính, phẫu thuật mắt, thì cần kết hợp với thay đổi lối sống, cũng như sử dụng các tinh chất chuyên biệt giúp chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.
Có chế độ làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học đúng, phòng trẻ cần thiết kế đủ ánh sáng để bé có thể vui chơi, học tập.
Có chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, chú ý tăng cường các nhóm dưỡng chất tốt cho mắt như: Vitamin A, B, C, E, kẽm, Omega-3…
Nên thăm khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
Không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu khiến thị lực càng tồi tệ hơn, vì màn hình các thiết bị này phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn (380-495nm) mang năng lượng cao có thể tiến sâu làm tổn thương và gây chết các tế bào sắc tố võng mạc.
Điều quan trọng là cần chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ bên trong, giúp phòng ngừa và cải thiện các tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) hiệu quả và an toàn.
>> Xem thêm: Mắt bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?
Nguồn: WIT
Tham gia Zalo OA của PHÒNG KHÁM MẮT VIỆT NHẬT để được hỗ trợ: Tại đây