Cận nặng phải làm gì để không tăng độ và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm? Tin tôi đi, dù bạn không phải chuyên gia nhãn khoa thì cũng dễ dàng trả lời được câu hỏi này. Chìa khóa nằm ở ý thức chăm sóc mắt của mỗi người. Dù bị cận nặng hay cận nhẹ thì bảo vệ mắt cũng quan trọng như nhau.
Vậy cụ thể hơn chăm sóc mắt cận thị thế nào là đúng cách? Có thể giảm cận thị 1 – 2 độ không cần phẫu thuật không? Hãy cùng Titan thảo luận những vấn đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Những biến chứng nguy hiểm khi bị cận thị
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Theo tìm hiểu, có khoảng 25% dân số thế giới bị cận thị. Con số này quả thật quá khủng khiếp đúng không nào?
Tại Việt Nam, nhiều khảo sát cho thấy có đến 55,2% trẻ em độ tuổi 5 – 18 bị cận. Nguyên nhân gây cận thị chủ yếu là do trẻ ngồi sai tư thế, học tập cường độ cao khiến mắt yếu dần… Và đặc biệt, việc lạm dụng các thiết bị điện tử cũng khiến mắt dễ bị cận và tăng độ.
Thực tế, nhiều người Việt không có thói quen khám mắt định kỳ. Các bậc phụ huynh cũng chỉ đưa con đi khám mắt khi bé có biểu hiện bị cận thị rõ ràng. Điều này dẫn đến việc chúng ta đã vô tình bỏ qua giai đoạn đầu của tật cận thị. Hậu quả là mắt bé bị cận vừa/nặng hoặc cận loạn, cận lệch… Lúc này thị lực suy giảm và tăng nguy cơ bị biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Nhược thị
- Bong võng mạc dịch kính
- Lác ngoài hoặc lác luân phiên
- Glocom góc mở
- Các bệnh về mắt nguy hiểm khác như: bệnh tăng nhãn áp, rách võng mạc…
>> Xem thêm: 06 Lưu ý khi đeo mắt kính áp tròng cận thị
Cận nặng phải làm gì để giảm độ và không lo biến chứng?
Thực tế, vẫn chưa có cách điều trị hết 100% cận thị và giúp mắt phục hồi chức năng như ban đầu. Ngay cả khi bạn mổ cận thì sức khỏe phải đáp ứng vô số điều kiện và dù đã mổ thì mắt vẫn yếu hơn mắt thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị tái cận sau mổ.
Vậy cận nặng phải làm gì để bảo vệ mắt? Có cách làm giảm độ cận thị nặng hay không? Ăn gì để mắt hết cận?
Thứ nhất, mắt có dấu hiệu bị cận thì phải đi đo khám mắt ngay. Nếu mắt bị cận thì cần đeo kính cận càng sớm càng tốt. Đối với độ cận dưới 1.75 diop, mắt vẫn còn nhìn rõ nên không cần đeo kính thường xuyên. Ngược lại, nếu độ cận cao hơn 2 diop hoặc thậm chí trẻ 6 tuổi bị cận nặng trên 6.00 diop… Lúc này các bạn cần phải cắt kính cận đúng độ và dùng đúng cách để mắt không tăng độ.
Thứ hai, cách giảm độ cận bằng thực phẩm thì chưa có. Thế nhưng, bạn có thể ưu tiên chọn dùng các thực phẩm tốt cho mắt để cải thiện thị lực. Như là các nhóm thực phẩm giàu: Vitamin A, carotene, crom, canxi…
Thứ ba, cận thị có giảm độ được không phụ thuộc ít nhiều vào thói quen hàng ngày của bạn. Nếu phải thường xuyên dùng thiết bị điện tử, hãy tham khảo các mẫu kính cận chống ánh sáng xanh. Còn nếu hay di chuyển ngoài trời, tốt nhất nên chọn kính chống tia UV và giảm chói/lóa mắt.
Thứ tư, cách giảm độ cận hãy bắt đầu bằng việc thường xuyên tập thể dục cho mắt. Những động tác đơn giản như: đảo mắt, viết chữ bằng mắt… chẳng hạn. Tất cả các bài tập này dễ thực hiện, dù ở nhà hay văn phòng đều có thể áp dụng.
Thứ năm, đừng chỉ “ru rú” ở nhà mà hãy tham gia thêm các hoạt động ngoài trời. Ánh nắng cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Cuối dùng, hãy thiết lập chế độ ngủ nghỉ khoa học để tốt cho mắt nhé!
>> Xem them: 10 Cách bảo vệ Mắt cận thị không tăng thêm độ