Cận độ cao phải làm gì? Nếu là người lớn, các bạn có thể chọn phẫu thuật để xử lý triệt để cận thị, không cần đeo kính. Thế nhưng với trẻ em, cận thị nặng chỉ có thể dùng kính mà thôi. Có điều, dù đã mua kính cận cho con thì các bậc phụ huynh cũng chưa hết lo lắng. Bởi lẽ nhiều bé vì sợ “xấu” nên không muốn đeo kính. Chưa kể, bản thân các con cũng chưa ý thức được việc vệ sinh và bảo quản kính cận đúng cách. Hậu quả là khiến trẻ bị cận nặng hơn, tăng nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.
04 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị cận độ cao
Trước khi tìm hiểu cận độ cao phải làm gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về biến chứng cận thị nặng. Dựa vào mức độ, cận thị được chia thành 3 nhóm chính là: cận nhẹ – cận trung bình – cận nặng. Nếu các bé bị cận trên 6 độ thì được xếp vào nhóm cận nặng hay cận độ cao.
Theo tìm hiểu, các bé dù còn nhỏ tuổi nhưng đã bị cận nặng thì nhiều khả năng là cận bẩm sinh. Nguyên nhân cận thị này là “bất khả kháng”. Theo thời gian, độ cận của trẻ cũng có xu hướng tăng dần. Điều này cũng có nghĩa là các bé sẽ dễ bị các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhược thị xảy ra khi cận nặng mà chăm sóc sai cách, buộc mắt phải điều tiết quá nhiều. Lâu dần, mắt bị suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết chính xác hình ảnh mà mắt truyền đến. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi cận nặng có bị mù không? Tình trạng giảm sút khả năng nhìn do nhược thị thường tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu bé được phát hiện và điều trị trước năm 7 tuổi thì vẫn có cơ hội phục hồi.
- Bong võng mạc dịch kính
- Lác ngoài hoặc lác luân phiên
- Glocom góc mở
Nhìn chung, cận nặng không khó điều trị nhưng một khi đã bị biến chứng thì sẽ tốn kém nhiều hơn. Do vậy, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những thay đổi bất thường của mắt. Từ đó có cách chăm sóc tốt nhất nhé!
>> Xem thêm: Loạn cận thì nên đeo đúng độ hay là nhỏ hơn?
Cận độ cao phải làm gì để kiểm soát độ cận?
Khi tìm hiểu về cận thị, rất nhiều người chỉ quan tâm đến việc cận thị giảm độ được không? Hay cách làm giảm độ cận thị nặng?
Thực tế, việc đầu tiên các bạn cần làm chính là phải kiểm soát độ cận trước đã. Nếu không, cận thị ngày một nặng thì khó khôi phục được độ cận cũ chứ đừng nói là giảm. Vậy làm sao để cận nặng không bị tăng độ?
Thứ nhất, đeo kính cận đúng độ là việc cần thiết phải làm khi bị cận. Thường thì độ cận 0.25 – 0.50 điop có dấu hiệu bị cận nhẹ mắt vẫn nhìn tốt nên chưa cần dùng. Còn độ cận từ 0.75 trở lên thì nên dùng kính để tránh lên độ nhanh. Với trường hợp bị cận thị nặng thì đương nhiên phải dùng kính thường xuyên rồi.
Thứ hai, khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Như vậy sẽ theo dõi được tiến triển của cận thị và sớm phát hiện các bệnh về mắt.
Thứ ba, hãy “giữ độ” cho mắt bằng cách áp dụng các bài thể dục dành cho mắt cận. Đồng thời, hãy giúp bé rèn luyện những thói quen tốt cho mắt. Như: không lạm dụng thiết bị điện tử, không học tập trong điều kiện thiếu sáng, không tì sát mắt và điện thoại, máy tính, sách vở… Ngay cả tư thế ngồi cũng nên điều chỉnh khoa học giúp bé không hại khung xương và đôi mắt.
Thứ tư, nên tham gia các hoạt động ngoài trời vì điều này rất có lợi với người bị cận. Hãy nhớ dùng kính có tính năng chống tia UV để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím độc hại.
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Trẻ em bị cận độ cao phải làm gì để kiểm soát độ cận thị?”.
>> Xem thêm: Khuôn mặt nhỏ nên chọn gọng kính cận như thế nào?