Viễn thị và cận thị là hai tật khúc xạ khác nhau. Thế nhưng, khi được hỏi khác nhau điểm nào? Không ít người tỏ ra bối rối vì chẳng biết phải trả lời sao mới đúng?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách phân biệt giữa viễn thị và cận thị. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những biến chứng nguy hiểm khi không chăm sóc mắt đúng cách. Sẵn sàng chưa? Xem ngay nhé!
Viễn thị là gì? Khác cận thị như thế nào?
Mắt viễn thị là tình trạng mắt nhìn xa thì rõ, nhìn gần mờ nhòe, hình ảnh không rõ nét. Ngược lại, cận thị thì mắt sẽ nhìn rõ vật ở gần nhưng khó thấy vật ở xa. Cận thị và viễn thị đều là những tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Dù tính chất khác nhau nhưng điểm chung là đều khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng. Để cải thiện khả năng nhìn, cách đơn giản nhất là dùng kính cận/viễn. Hoặc nếu muốn, bạn có thể chọn phẫu thuật nếu đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe và tài chính.
Thêm nữa, một điểm khá đặc trưng giúp phân biệt cận thị và viễn thị là dựa vào độ tuổi. Theo đó, cận thị chủ yếu gặp ở người trẻ. Trong khi viễn thị xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tất nhiên, yếu tố độ tuổi này chỉ tương đối bởi lẽ có nhiều người bị cận/viễn thị bẩm sinh.
Khi mắt có dấu hiệu viễn thị, cận thị hay bất cứ tật khúc xạ nào khác… Tốt nhất nên tìm giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tình trạng mắt sẽ nặng hơn. Chưa kể việc chăm sóc mắt không đúng cách dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Viễn thị và lão thị có những đặc điểm nào giống và khác nhau?
Những biến chứng khi mắt bị cận thị viễn thị
Đầu tiên, phải khẳng định rằng cận, viễn hay loạn thị đều gây biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vậy nên, chăm sóc mắt đúng cách phải thực hiện ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không, mắt dễ bị tật khúc xạ và gặp vô số bất tiện khi trưởng thành. Thậm chí, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng dẫn đến việc suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Thứ nhất, cận thị nếu không được kiểm soát sẽ khiến mắt tăng độ nhanh. Hậu quả là dẫn đến việc bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc…
Thứ hai, biến chứng thường gặp nhất khi bị viễn thị là mắt lé hoặc nhược thị. Lúc này, dù bạn có cắt kính thì cũng không có tác dụng nữa.
Ngoài ra, bị cận và viễn thị có thể sử dụng kính áp tròng để cải thiện tầm nhìn. Tuy nhiên, sử dụng các mẫu lens tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng và loét giác mạc. Do đó, dùng kính gọng hay lens đều phải chú ý dùng đúng cách và vệ sinh cẩn thận.
Trường hợp các bạn muốn tìm cách làm giảm độ viễn thị thì phẫu thuật là phương pháp nhanh nhất. Sau khi mổ sẽ không cần phải đeo kính nữa. Dù vậy, cách này chỉ áp dụng với người trưởng thành, mắt ổn định và không bị thay đổi nhiều. Đặc biệt, đừng cố tìm cách chữa viễn thị tại nhà, luyện mắt chữa viễn thị… Vì chẳng có cách nào mang lại hiệu quả tối ưu. Nhiều khi, áp dụng sai cách còn khiến tình trạng mắt nặng hơn đấy!
Bạn đã biết cách phòng ngừa viễn thị?
Nếu bạn bị cận thị, viễn thị bẩm sinh thì đúng là phải “bó tay”. Nguyên nhân này vốn dĩ không thể tự mình ngăn ngừa được. Còn nếu do thói quen sinh hoạt chưa khoa học, gây hại mắt… Thì chúng ta hoàn toàn chủ động được việc ngăn ngừa.
- Duy trì định kỳ khám mắt 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường của mắt để có cách xử lý kịp thời.
- Nên cân chỉnh thời gian học tập, nghỉ ngơi khoa học để không hại mắt.
- Chú ý bảo vệ mắt hàng ngày và bổ sung dưỡng chất có lợi cho mắt.
- Nếu bị tật khúc xạ, hãy đeo kính đúng độ và dùng đúng cách.
Trên đây là một vài thông tin giúp bạn phân biệt cận thị và viễn thị. Đồng thời cảnh báo biến chứng khi bị những tật khúc xạ này. Để được tư vấn thêm những vấn đề như: viễn thị bao nhiêu độ là nặng?
>> Xem thêm: Cận thỉ giả là gì? Nguyên nhân và cách điều trị